Trưởng thành Phan Thị Kim Phúc

Kim Phúc theo học tại trường Y ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1986, cô sang du học tại Cuba. Bốn năm trước đó, cô đã chuyển tôn giáo, từ đạo Cao Đài sang Cơ Đốc giáo.[16] Cô thuật lại,

Sự căm giận bên trong tôi chồng chất cao như núi. Tôi căm ghét cuộc sống. Tôi thù hận mọi người bình thường bởi vì tôi không bình thường. Nhiều lần tôi thực sự muốn chết. Tôi dành cả ngày trong thư viện tìm đọc nhiều sách tôn giáo để tìm kiếm mục đích của cuộc sống. Một trong những cuốn sách tôi đọc là Kinh Thánh. Giáng sinh năm 1982, tôi tiếp nhận Chúa Giê-xu Cơ Đốc làm Cứu Chúa của tôi. Đó là sự biến chuyển diệu kỳ trong đời tôi. Chúa giúp tôi học biết tha thứ - bài học khó khăn nhất trong tất cả các bài học.... Vẫn còn những vết sẹo trên thân thể tôi, nhưng tấm lòng tôi đã được thanh tẩy.[17]

Bà chán bị liên tục bắt trả lời phỏng vấn và chụp hình, lạm dụng là "nhân chứng chiến tranh" nên khi có cơ hội du học sang Cuba, bà nhận lấy ngay[18]. Năm 1986, các viên chức chính quyền Việt Nam đã gửi Kim Phúc sang Cuba học ngành y. Tại đây bà gặp Bùi Huy Toàn, cũng là một sinh viên du học. Năm 1992, hai người kết hôn và sau tuần trăng mật ở Moskva, trên đường về, khi máy bay đang tiếp nhiên liệu tại Gander, Newfoundland, bà và chồng rời máy bay và xin tị nạn chính trị với chính phủ Canada[18][19][20].

Hiện Kim Phúc đang sống với chồng và hai con trai ở Ajax, Ontario. Năm 1996, Kim Phúc gặp lại những nhà phẫu thuật đã cứu sống cô. Năm sau, cô nhận quốc tịch Canada.[21]

Năm 2004, Kim Phúc đến nói chuyện tại Đại học Connecticut về cuộc đời và trải nghiệm của bà, về cách bà học biết trở nên "mạnh mẽ để đối đầu với sự đau đớn", và như thế nào mà lòng trắc ẩn và tình yêu thương đã giúp bà hàn gắn vết thương. Chuyến viếng thăm của bà là một phần trong "Tháng của lòng Nhân ái, được thiết lập bởi tổ chức Hillel của viện đại học nhằm hợp nhất toàn trường trong chủ đề về lòng nhân ái."[22]

Ngày 28 tháng 12 năm 2009, Đài Phát thanh Quốc gia (NPR) cho phát sóng bài nói chuyện của Kim Phúc, "The Long Road to Forgiveness," (Đường dài đến sự tha thứ) thuộc chương trình "This I Believe".[17] Tháng 5 năm 2010, bà gặp lại phóng viên đài truyền hình ITN Christopher Wain, người đã cứu mạng sống của bà. Ngày 18 tháng 5 năm 2010, bà nói chuyện trên Radio 4 của BBC trong chương trình "It’s my Story",[23] thuật lại những nỗ lực của Tổ chức Kim Phúc nhằm bảo đảm sự điều trị tại Canada cho Ali Abbas, cậu bé 12 tuổi bị bỏng và mất hai tay trong một cuộc tập kích ở Baghdad năm 2003.[24][25]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phan Thị Kim Phúc http://education.davidspencer.ca/wiki/Kim_Phuc http://www.queensu.ca/secretariat/senate/Sep22_05/... http://girlinaglasshouse.blogspot.com/2009/05/john... http://www.cbsnews.com/stories/2000/09/19/world/ma... http://www.cbsnews.com/stories/2002/02/28/politics... http://abcnews.go.com/blogs/headlines/2012/06/the-... http://www.hometownannapolis.com/cgi-bin/read/2008... http://www.joemcnally.com/blog/wp-content/uploads/... http://www.kimfoundation.com/modules/contentpage/i... http://www.kimfoundation.com/modules/contentpage/i...